Các cách nộp phạt nguội thông dụng và thuận tiện nhất bạn nên biết

Khi tham gia giao thông, hẳn nhiều người không ít lần rơi vào các trường hợp vi phạm các quy định về luật giao thông. Những người đã vi phạm thường hay tự đặt câu hỏi rằng mình có thể được nạp phạt nguội không, nộp phạt nguội sẽ phải thực hiện ở đâu và có những cách nào có thể giải quyết nhanh chóng, thuận tiện và không mất nhiều thời gian hay không?. Bài viết dưới đây luật sư Luật Khôi Luân sưu tầm gửi đến bạn đọc các cách thực hiện nộp phạt nguội thuận tiện và thông dụng nhất mà bạn nên biết.

Hiện nay, người dân khi có thông báo yêu cầu xử lý phạt nguội thì không cần quay lại nơi xảy ra vi phạm mới có thể nộp phạt.

Hiện nay, người dân khi có thông báo yêu cầu xử lý phạt nguội thì không cần quay lại nơi xảy ra vi phạm mới có thể nộp phạt. 

Quy trình nộp phạt nguội

1. Hình ảnh phương tiện vi phạm sau khi bị phát hiện sẽ được ghi lại và chuyển cho bộ phận trích xuất để lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như: biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… và trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Sau đó, hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả sẽ được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

2. Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm và phiếu xác nhận kết quả, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành thông báo đến tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi vi phạm và yêu cầu người này đến cơ quan có thẩm quyền để làm việc.

3. Sau khi đã xác định đúng vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và kèm theo hình ảnh vi phạm thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Cách nộp phạt nguội thuận tiện nhất

1. Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông

Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt thuận tiện và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm gia thông đường bộ thường gặp mà nhiều chủ phương tiện lựa chọn. 

Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính (tại đây là chiến sĩ Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông).

Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính (tại đây là chiến sĩ Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông).

2.  Nộp chuyển khoản cho kho bạc nhà nước

Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trong vòng 10 ngày, cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Thông tin chuyển khoản sẽ được ghi rõ trong biên bản vi phạm giao thông.

Nếu quá thời hạn 10 ngày trên mà cá nhân/ tổ chức không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm nộp phạt, cá nhân/ tổ chức đó phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt phải nộp.

3. Nộp phạt tại ngân hàng thương mại

Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính hướng dẫn người dân nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử. Nếu thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông theo cách này, cá nhân/ tổ chức vi phạm cần làm theo các bước sau: 

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (Mobile Banking, Internet Banking hoặc các hình thức thanh toán điện tử tương ứng của ngân hàng)

Bước 2: Ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp ngân sách nhà nước 

Bước 3: Ngân hàng kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ tài khoản.

> Nếu kiểm tra phù hợp thì làm ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ và kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước

> Nếu kiểm tra không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo phản hồi chưa thành công cho người thực hiện thanh toán để thực hiện lại các bước.

Khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA còn cho phép người vi phạm giao thông nộp phạt nguội thông qua Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an.

Khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA còn cho phép người vi phạm giao thông nộp phạt nguội thông qua Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an.

4. Nộp phạt tại bưu điện

Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hướng dẫn cá nhân/ tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện như sau:

Sau khi đã đăng ký với lực lượng chức năng về việc nộp phạt qua bưu điện, cá nhân/ tổ chức vi phạm sẽ đến bưu điện gần nhất để nộp tiền.

Cá nhân/ tổ chức vi phạm sẽ nhận lại giấy tờ tạm giữ từ cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở trung tâm tỉnh, thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở huyện và các tỉnh thành khác). Trường hợp giấy tờ tạm giữ bị thất lạc, bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm.

5. Nộp phạt online tại cổng dịch vụ công quốc gia

Các bước thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, chọn “Thanh toán trực tuyến”

Bước 2: Chọn “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo cá nhân hoặc doanh nghiệp

Bước 3: Chọn “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”

Trên cơ sở các nội dung của biên bản vi phạm hành chính, hệ thống sẽ tự động ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số Quyết định này thực hiện theo quy định của Chính phủ và sẽ là số duy nhất để người vi phạm có thể truy cập, tra cứu thông tin vi phạm của mình.

Trên cơ sở các nội dung của biên bản vi phạm hành chính, hệ thống sẽ tự động ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số Quyết định này thực hiện theo quy định của Chính phủ và sẽ là số duy nhất để người vi phạm có thể truy cập, tra cứu thông tin vi phạm của mình.

Bước 4: Có 2 cách để tra cứu

> Cách 1: Tra cứu theo mã quyết định (cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của người vi phạm cung cấp cho CSGT khi lập biên bản)

> Cách 2: Chọn “Tra cứu theo biên bản vi phạm“ và nhập các thông tin tương ứng

Bước 5: Sau khi đã nhập các thông tin theo yêu cầu, người vi phạm chọn hình thức nộp tiền phạt và trả giấy tờ theo hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.

Nguồn: dichvudangkiem.vn