Di sản thừa kế đang là tài sản thế chấp tại ngân hàng có được khai nhận hay không?

Tài sản thế chấp tại ngân hàng của một người dùng để vay tiền nhưng người này bị chết đột ngột vì một lý do nào đó thì vấn đề cần đặt ra là việc thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản trong ngân hàng sẽ được giải quyết như thế nào? Nếu chưa thực hiện thủ tục giải ngân tài sản này thì có thực hiện được không? Và trình tự thủ tục để thực hiện thủ tục này như thế nào? Hãy cùng Linh Khôi Luân luật sư tại Cần Thơ tham khảo bài viết dưới đây.

Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

1.    Quy định pháp luật về quyền thừa kế

Theo Điều 609 BLDS 2015 về quyền thừa kế, quy định:

> Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
> Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
> Theo Điều 611 BLDS 2015, quy định: Thời điểm, địa điểm mở thừa là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
>Theo Điều 614 BLDS 2015 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế.

2.    Quy định của Bộ luật Dân sự về thế chấp

Khái niệm thế chấp

Theo Điều 317 BLDS 2015, quy định về Thế chấp tài sản như sau:

1.    Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2.    Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Theo Điều 318 BLDS 2015 Tài sản thế chấp bao gồm:

> Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
> Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
> Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như  vậy, theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 318 BLDS 2015 thì tài sản thế chấp bao gồm động sản, bất động sản,…

Nghĩa vụ của bên thế chấp

Theo Điều 320 BLDS 2015 bên thế chấp có một số nghĩa vụ như sau:

“ 5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

8.    Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này”.

3. Thừa kế đối với quyền sử dụng đất đang là đối tượng của hợp đồng thế chấp

Khi cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất đứng tên mình tại ngân hàng chết không nhất định làm chấm dứt hợp đồng thế chấp. Bởi theo điều 422 Bộ luật dân sự 2015, thì hợp đồng chỉ chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết mà hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện. Mặt khác, theo điều 615 Bộ luật dân sự 2015:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. “

Căn cứ vào những quy định trên, thì người hưởng di sản theo di chúc có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Ngoài ra những người thừa kế thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính để được thanh lý hơp đồng, giải chấp và yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Sau khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ người đại diện thừa kế có thể làm thủ tục giải chấp.

4. Có thể khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản đang thế chấp tại ngân hàng hay không?

Vay thế chấp tại ngân hàng là hình thức vay vốn phổ biển được nhiều người lựa chọn

Vay thế chấp tại ngân hàng là hình thức vay vốn phổ biển được nhiều người lựa chọn

Về mặt pháp luật và trên thực tế, văn phòng công chứng không thể chứng văn bản phân chia di sản thừa kế vì di sản là quyền sử dụng đất đang được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho người thế chấp. Do đó, chỉ khi thanh lý hợp đồng thế chấp, ngân hàng giải chấp thì các thừa kế của người có tài sản đang thế chấp mới được phân chia di sản.

Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ (Đã thanh lý hợp đồng vay).

Hợp đồng thế chấp là hợp đồng dân sự theo đó các quyền và nghĩa vụ cũng như các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định rất cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2005 theo đó: Sau khi người có tài sản dùng để thế chấp, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ chết, Hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt hiệu lực theo Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất dùng thế chấp do ông A và bà B đứng tên, tức hợp đồng thế chấp được ký giữa ngân hàng với ông A và bà B, việc ông A chết không đương nhiên dẫn đến hợp đồng này chấm dứt.
Về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thế chấp, bảo lãnh được quy định tại Khoản 1, Điều 637 Bộ luật Dân sự

Điều 637 BLDS quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm trả nợ trên phần tài sản họ được hưởng từ người có di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng. Trong khi, tài sản thế chấp do người thế chấp đã chết. Khả năng được trả nợ của ngân hàng bị giảm xuống. Trên thực tế, hầu hết các khoản vay có tài sản bảo đảm đều không đúng khả năng tài chính trong phương án vay vốn ngân hàng, nhất là các khoản vay ngắn hạn. Không đúng khả năng tài chính trong phương án vay thì khó trả nợ gốc đúng hạn, thanh lý đúng hạn. Do đó, việc giải chấp rất “nguy hiểm” cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Văn phòng công chứng không có quyền yêu cầu ngân hàng giải chấp.
Vì vậy, người thừa kế tài sản đang thế chấp phải thanh lý hợp đồng vay và giải chấp rồi mới có thể thưucj hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế được.

5. Về thủ tục giải chấp sổ đỏ:

+/ Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu:

+/ Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của Ngân hàng  (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của Ngân hàng (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

+/ Bản chính GCNQSDĐ đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

+/ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

+/ Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu:

+/ Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của Ngân hàng  (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của Ngân hàng (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

+/ Bản chính GCNQSDĐ đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

+/ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Khi thanh lý hợp đồng thế chấp, ngân hàng giải chấp thì các thừa kế của người có tài sản đang thế chấp mới được phân chia di sản.

Khi thanh lý hợp đồng thế chấp, ngân hàng giải chấp thì các thừa kế của người có tài sản đang thế chấp mới được phân chia di sản.

6. Về trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp của bạn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

Văn bản về việc thừa kế quyền sử dụng đất;
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên và môi trường nơi có đất được thừa kế.

Bước 3: Trả kết quả.

Nguồn: Sưu tầm