Người bị tai nạn lao động có thể đồng thời hưởng trợ cấp TNLĐ và chế độ nghỉ ốm đau hay không?

Quyền lợi hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) khi tham gia BHXH góp phần hỗ trợ người lao động có thêm thu nhập vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nắm được các quyền lợi khi bị tai nạn lao động. Trong trường hợp người lao động đang trong quá trình hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động thì có được hưởng đồng thời phụ cấp của chế độ nghỉ ốm đau hay không? Để có câu trả lời cho vấn đề này, luật sư tại Cần Thơ Luật Khôi Luân mời bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới nhé.

Vừa hưởng chế độ ốm đau vừa chế độ tai nạn lao động hay không?

Vừa hưởng chế độ ốm đau vừa chế độ tai nạn lao động hay không?

1. Có thể hưởng đồng thời chế độ tai nạn lao động và chế độ ốm đau hay không?

Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Và theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, để hưởng chế độ ốm đau, tai nạn thì người lao động không phải là tai nạn lao động. Ngược lại, để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động không thuộc trường hợp bị ốm đau, tai nạn. Nên không thể hưởng đồng thời chế độ tai nạn lao động và chế độ ốm đau.

2. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động có trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cho người lao động?

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tại nạn lao động sẽ do bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động thỏa thuận với nhau và sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tại nạn lao động sẽ do bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động thỏa thuận với nhau và sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

Căn cứ theo Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động như sau:

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;

c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tại nạn lao động sẽ do bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động thỏa thuận với nhau và sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động. Do đó, khi người lao động được thuê lại xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc của công ty thì trách nhiệm bồi thường sẽ được xác định theo quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

nguồn: thuvienphapluat.vn