Sang tên sổ đỏ trường hợp nào sẽ được miễn thuế TNCN?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012: "Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam." và thu nhập chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp được miễn thuế TNCN khi thực hiện sang tên Sổ đỏ, vậy đó là những trường hợp nào? Luật sư tại Cần Thơ Luật Khôi Luân mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết nhé.

Sang tên Sổ đỏ giữa anh em có phải nộp thuế không?

Sang tên Sổ đỏ giữa anh em có phải nộp thuế không?

Khi nào được miễn thuế TNCN khi sang tên?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, những trường hợp chuyển nhượng, tặng cho nhà đất dưới đây sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Trường hợp 1: Chuyển nhượng, tặng cho nhà đất giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định

Điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:

“Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.”.

Đồng thời, điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư này cũng quy định thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa những người như trên cũng thuộc trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân.

Tóm lại, không phải khi nào chuyển nhượng, tặng cho giữa anh em với nhau cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân, mà chỉ miễn thuế đối với trường hợp hợp chuyển nhượng, tặng cho nhà đất giữa anh chị em ruột với nhau.

Ngoài ra, khi chuyển nhượng, tặng cho giữa những người có quan hệ họ hàng với nhau thì không được miễn thuế thu nhập cá nhân như chuyển nhượng nhà đất giữa cháu với cô, chú, cậu, bác,… trừ trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất 01 nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Lưu ý: Người chuyển nhượng chỉ có duy nhất 01 nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được miễn thuế thu nhập cá nhân nếu đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Chỉ có duy nhất quyền sở hữu 01 nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể như sau:

- Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận.

- Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.

- Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.

 Theo đó, khi anh em, họ hàng chuyển nhượng nhà đất sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, trừ trường hợp chuyển nhượng, tặng cho giữa anh chị em ruột với nhau hoặc người chuyển nhượng có duy nhất 01 nhà ở hoặc đất ở tại Việt Nam.

 Theo đó, khi anh em, họ hàng chuyển nhượng nhà đất sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, trừ trường hợp chuyển nhượng, tặng cho giữa anh chị em ruột với nhau hoặc người chuyển nhượng có duy nhất 01 nhà ở hoặc đất ở tại Việt Nam.

Điều kiện 2: Có quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.

Thời điểm xác định quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở là ngày cấp Giấy chứng nhận. Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi theo quy định của pháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước khi được cấp lại, cấp đổi”

Điều kiện 3: Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở (trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó).

Tóm lại, không phải toàn bộ trường hợp chuyển nhượng, tặng cho nhà đất giữa anh em, họ hàng với nhau cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân mà chỉ được miễn thuế khi chuyển nhượng, tặng cho nhà đất giữa anh chị em ruột với nhau và trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất 01 nhà ở, đất ở tại Việt Nam.

Nói cách khác, anh em, họ hàng chuyển nhượng nhà đất cho nhau vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa anh chị em ruột với nhau hoặc trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, đất ở tại Việt Nam.

nguồn: luatvietnam.vn