So sánh sự giống và khác nhau giữa hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, một số cá nhân lại bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, những người này khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự có gì khác nhau? Mời bạn đọc cũng tìm hiểu bài viết sau đây cùng với văn phòng luật sư Luật Khôi Luân để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Khi nào bị coi là mất năng lực hành vi dân sự?

Khi nào bị coi là mất năng lực hành vi dân sự?

1. Sự giống nhau giữa hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự

Hai trường hợp này đều được quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, hạn chế năng lực hành vi dân sự được nêu tại Điều 24 còn mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự.

Ngoài ra, một người chỉ được coi là bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định tuyên bố của Tòa án.

Đồng thời, khi không còn căn cứ cho việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án cũng phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố trước đó.

Bên cạnh đó, khi một cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự mà bắt buộc phải được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của người này.

2. Sự khác nhau giữa hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự

Hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự khác nhau như thế nào? (Ảnh Luatvietnam.vn)

Hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự khác nhau như thế nào? (Ảnh Luatvietnam.vn)

3. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, để hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự;

- Có yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;

- Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

nguồn: luatvietnam.vn