Việc vợ đổi họ theo họ chồng được pháp luật quy định như thế nào?

Sau khi kết hôn, một số người có nguyện vọng muốn đổi họ theo họ của chồng vì một số lý do nào đó, việc này có được sự đồng ý của pháp luật hay không? Nếu muốn đổi theo họ chồng thì cần phải có những giấy tờ gì và thủ tục được thực hiện như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết, văn phòng luật sư Cần Thơ Luật Khôi Luân mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết bên dưới.

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp quy định tại khoản 1 điều 26 Bộ Luật hộ tịch

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp quy định tại khoản 1 điều 26 Bộ Luật hộ tịch

Vợ có thể đổi họ sang họ của chồng không?

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Pháp luật công nhận quyền thay đổi họ của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Theo đó, trường hợp bạn có chồng là người nước ngoài và muốn đổi họ sang họ của chồng thì pháp luật hoàn toàn cho phép và công nhận.

Người vợ đến đâu để đăng ký đổi họ sang họ của chồng?

Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam. Việc thay đổi họ của công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 nói trên.

Vậy, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây đã đăng ký hộ tịch để nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan và thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 để thay đổi họ sang họ của chồng.

Trường hợp thay đổi hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung thay đổi hộ tịch vào Giấy khai sinh.

Trường hợp thay đổi hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung thay đổi hộ tịch vào Giấy khai sinh.

Chi phí đổi họ hết bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?

Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về về danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau:

1. Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).

2. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).

3. Lệ phí hộ tịch.

4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).

5. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.

6. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.

7. Lệ phí đăng ký kinh doanh.

Lệ phí thay đổi họ thuộc khoản lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Vậy, lệ phí thay đổi họ của bạn sẽ được xác định theo quy định về lệ phí hộ tịch do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đã đăng ký hộ tịch trước cấp đây quy định.

nguồn: thuvienphapluat.vn