Xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015; quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”; “Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm; uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin; đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi; cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”. Trước một số hành vi xúc phạm người khác qua mạng xã hội bằng những comment tiêu cực, bôi nhọ của một số bộ phận người dùng đã gây tổn hại không ít về mặt tinh thần cho những nạn nhân "từ xa". Vậy việc xúc phạm danh dự người khác thông qua mạng xã hội như vậy có thể bị truy cứu trách nhiệm hành sự hay không? Mời bạn đọc hãy cùng văn phòng luật Cần Thơ Luật Khôi Luân tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé.

	 Mạng xã hội đã và đang là một công cụ để mọi người kết nối với nhau, là nơi cập nhật các thông tin, chia sẻ những câu chuyện hay, những hình ảnh đẹp trong cuộc sống.

Mạng xã hội đã và đang là một công cụ để mọi người kết nối với nhau, là nơi cập nhật các thông tin, chia sẻ những câu chuyện hay, những hình ảnh đẹp trong cuộc sống. 

Hiến pháp 2013 đã nêu rõ "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm"

Xúc phạm danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, nếu thuộc một số trường hợp đặc biệt người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự người khác

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn phải cải chính thông tin sai sự thật, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm.

Công nghệ số đang ngày càng phát triển, bên cạnh những tiện ích mà chúng mang lại thì cũng cần cân nhắc đến việc sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả. Không lợi dụng mạng xã hội để sa đọa vào những trào lưu, những "trend" để đánh mất đi những giá trị cốt lõi của cuộc sống.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Khi nào cần mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm?

Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Như vậy, khi muốn tố cáo người khác xúc phạm danh dự nhân phẩm, cần có đơn và các bằng chứng rõ ràng kèm theo, tránh việc mơ hồ, thiếu chứng cứ mà ảnh hưởng đến quá trình tố tụng.

Một số lưu ý giúp chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố cáo, đảm bảo quyền lợi một cách hiệu quả, tránh gây mất thời gian, công sức mà hiệu quả công việc đem lại không cao:

Pháp luật quy định về tội danh như thế nào, hành vi khách quan thể hiện đã đúng với những hành vi mà pháp luật mô tả chưa;

Người phạm tội có đủ năng lực TNHS không;

Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối tố cáo là cơ quan nào;

Khi soạn đơn, chúng ta nên trình bày đơn theo hình thức cơ bản của văn bản bao gồm những yếu tố cơ bản như quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn, tên người làm đơn, địa chỉ liên hệ, thông tin người làm đơn;

Đơn phải được viết bằng tiếng phổ thông, hạn chế tối đa sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương khi trình bày;

Nội dung đơn trình bày phải có đầu đuôi, diễn tả hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian để căn cứ vào đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.

nguồn: thuvienphapluat.vn