Cách giành quyền nuôi con với bố mẹ chồng khi chồng mất

Trong một số trường hợp đặt biệt, khi cha hoặc mẹ của đứa trẻ không may qua đời thì liệu người còn lại có giành được quyền nuôi con từ ông bà nội hoặc ông bà ngoại không? Cùng văn phòng  tư vấn luật Cần Thơ Luật Khôi Luân giải đáp về vấn đề này.

Chồng chết, cha mẹ chồng đòi quyền nuôi con được không?

Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo quy định này, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

Khi vợ chồng ly hôn, căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, cha mẹ có thể thoả thuận người nuôi con hoặc Toà án sẽ giao con cho một trong hai bên nuôi dưỡng, bên còn lại thực hiện cấp dưỡng và được thăm nom con cái mà không bị ai ngăn cấm.

Đồng thời, chỉ khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ thay đổi người nuôi con. Đặc biệt, khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Về quyền nuôi dưỡng cháu của ông bà nội và ngoại, Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ chăm nom, giáo dục cháu khi cháu không có người nuôi dưỡng (không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng và cũng không có anh, chị, em có đủ điều kiện nuôi dưỡng).

Như vậy, có thể thấy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con dù là có ly hôn hay không là quyền và nghĩa vụ của cha và mẹ. Nếu chỉ có một người, cha hoặc mẹ mất thì người còn lại có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không tự nuôi dưỡng bản thân.

Ông bà nội hoặc ông bà ngoại chỉ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp:

- Cả cha và mẹ đều không có điều kiện nuôi dưỡng hoặc đều đã chết.

- Người cháu không còn anh, chị, em có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc.

Thứ tự ưu tiên nuôi con

Làm sao để giành lại quyền nuôi con khi chồng chết?

Điều kiện giành lại quyền nuôi con từ cha mẹ chồng

Như phân tích ở trên, việc nuôi con sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Do đó, nếu một trong hai bên sau khi ly hôn mà chết thì người còn lại sẽ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Đồng nghĩa, khi chồng chết, người vợ có quyền và nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con trừ trường hợp:

- Người vợ bị hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên: Bị kết án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý; phá tán tài sản của con, có lối sống đồi truỵ...

- Không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Nguồn: luatvietnam.vn