Đã đến lúc tách Luật Giao thông đường bộ

Theo cục phó CSGT Đỗ Thanh Bình cho rằng đã đến lúc phải tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ. Hãy cùng văn phòng luật sư Cần Thơ Luật Khôi Luân tìm hiểu về đề nghị này.

Tại hội thảo sáng 10/2 ở Hà Nội, đại tá Bình nêu hàng loạt lý do cần tách luật. Ông nhấn mạnh hoạt động giao thông đường bộ tác động trực tiếp đến quyền con người, an toàn tính mạng, sức khỏe, tải sản khi đi lại. Những quyền này phải được quy định trong luật, nhưng Luật Giao thông đường bộ năm 2008 "thiếu cụ thể, chưa sát với thực tiễn".

Luật không quy định đầy đủ, cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự an toàn giao thông liên quan như giải quyết tai nạn giao thông; tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc, các vấn đề an ninh trật tự, sự kiện trên các tuyến đường; cưỡng chế chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Tình trạng vi phạm, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông diễn ra phổ biến. Từ 2009 đến 2021, toàn quốc xảy ra hơn 361.000 vụ tại nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn 113.000 người, bị thương hơn 356.000 người (chiếm hơn 95% số vụ, số người chết trong tổng số vụ tai nạn giao thông); gần 600 vụ chống lại lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, làm 7 cán bộ hy sinh, 186 cán bộ bị thương... "Như vậy, quyền con người, an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ chưa được bảo đảm", đại tá Bình nói.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tại hội thảo

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tại hội thảo

Tại hội thảo sáng 10/2 ở Hà Nội, đại tá Bình nêu hàng loạt lý do cần tách luật. Ông nhấn mạnh hoạt động giao thông đường bộ tác động trực tiếp đến quyền con người, an toàn tính mạng, sức khỏe, tải sản khi đi lại. Những quyền này phải được quy định trong luật, nhưng Luật Giao thông đường bộ năm 2008 "thiếu cụ thể, chưa sát với thực tiễn".

Luật không quy định đầy đủ, cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự an toàn giao thông liên quan như giải quyết tai nạn giao thông; tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc, các vấn đề an ninh trật tự, sự kiện trên các tuyến đường; cưỡng chế chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Tình trạng vi phạm, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông diễn ra phổ biến. Từ 2009 đến 2021, toàn quốc xảy ra hơn 361.000 vụ tại nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn 113.000 người, bị thương hơn 356.000 người (chiếm hơn 95% số vụ, số người chết trong tổng số vụ tai nạn giao thông); gần 600 vụ chống lại lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, làm 7 cán bộ hy sinh, 186 cán bộ bị thương... "Như vậy, quyền con người, an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ chưa được bảo đảm", đại tá Bình nói.

Nguồn: vnexpress.net