Tháng 9: một số chính sách mới về lao động bắt đầu có hiệu lực

 Bắt đầu từ tháng 9, nhiều quy định mới về lao động, tiền lương sẽ có hiệu lực như việc thay đổi thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động, thêm một số quy định về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động,... Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây cùng luật sư Luật Khôi Luân để trang bị cho mình những kiến thức mới nhất và kịp thời để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của chính mình và với cộng đồng bạn nhé.

Từ tháng 9/2022, nhiều chính sách mới về lao động, tiền lương có hiệu lực bắt đầu có hiệu lực.

Từ tháng 9/2022, nhiều chính sách mới về lao động, tiền lương có hiệu lực bắt đầu có hiệu lực.

1. Thí điểm tổ chức đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam

Đây là nội dung chính của Nghị quyết 54/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022.

Theo Nghị quyết 54, mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện như sau:

* Về nguyên tắc:

- Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi ra tù.

- Phạm nhân tham gia hoạt động này phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động.

- Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam có được từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân trong thời gian thí điểm sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Ngành, nghề tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước.

* Đối tượng phạm nhân không được đưa đi lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam:

Phạm nhân phạm tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; phạm nhân tái phạm nguy hiểm; phạm nhân dưới 18 tuổi; phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên;…

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2022 và được thực hiện trong 05 năm.

2. Công nhân sửa chữa đường ống khí được nghỉ chuyển phiên đến 7 ngày

Theo đó, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc. Trong đó, ca làm việc không quá 12h một ngày, phiên làm việc tối đa 7 ngày.

Theo đó, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc. Trong đó, ca làm việc không quá 12h một ngày, phiên làm việc tối đa 7 ngày.

Có hiệu lực từ ngày 09/9/2022, Thông tư 12/2022/TT-BCT đã hướng dẫn cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.

Theo Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BCT, người lao động làm các công việc trên được bố trí làm việc theo ca và phiên làm việc như sau:

- Ca làm việc không quá 12 giờ/ngày.

- Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.

Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc theo phiên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày nghỉ bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.

Như vậy, nếu làm việc theo phiên 07 ngày, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí sẽ được nghỉ liên tục 07 ngày.

3. Hạn cuối trả tiền hỗ trợ Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 10/9

Nhằm tiếp tục chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động thuộc đối tượng hưởng trợ cấp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 mà đã nộp hồ sơ đúng hạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15.

Theo đó, số tiền được dùng để chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động lần này được dự tính khoảng 1.155 tỷ đồng lấy từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021.

Tuy nhiên, lần này hỗ trợ này chỉ dành cho những người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 hoặc đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9/2021 mà có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, đồng thời đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp đúng hạn mà chưa nhận hoặc chưa nhận đủ tiền trợ cấp trước đó.

Theo đó, từ 5/9, các khoản chi chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý

Theo đó, từ 5/9, các khoản chi chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý

Hạn cuối hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho người lao động theo Nghị quyết 24 là ngày 10/9/2022.

4. Tháng cuối doanh nghiệp được miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tháng 9 này cũng là tháng cuối doanh nghiệp được miễn đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bởi theo Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được giảm mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống bằng 0%.

Hàng loạt chính sách mới sẽ được đưa vào áp dụng ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống

Hàng loạt chính sách mới sẽ được đưa vào áp dụng ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống

Thời gian doanh nghiệp được hỗ trợ theo chính sách này là 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.

Điều này đồng nghĩa rằng, sang đến tháng 10/2022, doanh nghiệp sẽ phải quay lại mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Nguồn: luatvietnam.vn