Tội vu khống là gì? Có thể tố giác tội phạm ở đâu?

Hành vi không cứu giúp người khác khi người đó đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến hậu quả người không được cứu giúp chết là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp không nắm được các quy định pháp luật này dẫn đến các rủi ro không đáng có cho bản thân. Để được tư vấn cụ thể về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Khôi Luân để được chúng tôi giải đáp cụ thể vướng mắc của mình.

Thứ nhất, về hành vi không cứu giúp người bị tai nạn

Theo thông tin anh cung cấp, khi xảy ra tai nạn giao thông anh có mặt tại hiện trường nhưng do nguyên nhân xảy ra tai nạn không phải của anh nên anh đã rời khỏi hiện trường ngay sau đó. Hành vi này của anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể Điều 132 quy định như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Căn cứ theo quy định nêu trên, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối chiếu với trường hợp của anh, tại thời điểm xảy ra tai nạn, anh có mặt tại hiện trường nhưng sau khi xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn không phải do mình nên anh đã rời khỏi hiện trường. Nếu trong trường hợp cơ quan công an có căn cứ chứng minh việc anh rời khỏi hiện trường khi người bị tai nạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm dẫn đến hậu quả người này chết do không được cứu giúp kịp thời thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của anh theo quy định nêu trên.

Thứ hai, về việc bồi thường và người bị hại cam kết không yêu cầu khởi tố

Như đã phân tích tại phần thứ nhất, hành vi của anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tại Khoản 3 Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi 2021 có quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Theo quy định nêu trên có thể thấy chỉ các tội đã được liệt kê nêu trên khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền mới tiền hành khởi tố. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không nằm trong các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại như đã liệt kê trên, do đó việc anh bồi thường và gia đình bị hại viết cam kết không yêu cầu khởi tố không phải là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp này.

Nguồn: sưu tầm