Các bước của thủ tục thêm tên chồng hoặc vợ vào sổ đỏ

Tài sản hình thành sau khi kết hôn sẽ được xem là tài sản chung của cả vợ và chồng. Trường hợp nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng trên sổ đỏ đã cấp chỉ ghi tên một người thì được quyền cấp đổi để ghi tên cả vợ và chồng. Như vậy, thủ tục để thực hiện việc thêm tên chồng hoặc vợ vào Sổ đỏ được tiến hành như thế nào? Mời bạn đọc cùng văn phòng luật Luật Khôi Luân xem qua bài viết sau để biết được thông tin chi tiết.

Trường hợp nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng trên sổ đỏ đã cấp chỉ ghi tên một người thì được quyền cấp đổi để ghi tên cả vợ và chồng.

Trường hợp nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng trên sổ đỏ đã cấp chỉ ghi tên một người thì được quyền cấp đổi để ghi tên cả vợ và chồng.

Điều kiện thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ

Theo đó, Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về việc thêm tên vào sổ đỏ như sau:

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Để thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu.

Để thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai về việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong trường hợp:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Như vậy, điều kiện để thực hiện thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ phải đáp ứng các tiêu chí: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả hai vợ chồng nhưng giấy chứng nhận chỉ có tên một người; Đất là tài sản chung khi quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nhà là tài sản chung khi nhà ở được mua bằng tiền của vợ chồng; nhà được tặng cho chung, thừa kế chung; nhà là tài sản riêng nhưng thỏa thuận là tài sản chung; nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Nếu không có căn cứ để chứng minh nhà, đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà đất đó được coi là tài sản chung của hai vợ chồng.

Thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.

- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.

Địa điểm nộp hồ sơ:

- Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

- Cách 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh; nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường nếu chưa có văn phòng đăng ký đất đai.

Khi vợ, chồng có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi tên cả vợ và chồng thì yêu cầu này phải được thể hiện bằng đơn đề nghị theo Mẫu số 10/ĐK.

Khi vợ, chồng có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi tên cả vợ và chồng thì yêu cầu này phải được thể hiện bằng đơn đề nghị theo Mẫu số 10/ĐK.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi giấy chứng nhận.

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trao kết quả

- Trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Nguồn: Sưu tầm