Hiện nay, việc sử dụng lao động chưa thành niên vẫn khá phổ biến với một số hộ kinh doanh, doanh nghiệp,... Vậy theo quy định của Pháp luật, có được giao kết hợp động với người lao động dưới 15 tuổi hay không? Việc sử dụng lao động chưa thành niên có phải là hành vi trái pháp luật không? Hãy cùng công ty luật Luật Khôi Luân tìm hiểu bài viết sau để có cái nhìn đúng đắn hơn về việc sử dụng lao động dưới 15 tuổi bạn nhé.
Trẻ em dưới 15 tuổi có thể giao kết hợp đồng lao động được không?
Tại Khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về như sau:
“Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.”
Như vậy, có thể thấy người dưới 15 tuổi được quyền giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) nếu có người đại diện theo pháp luật của người đó cùng ký vào HĐLĐ.
Theo đó, người dưới 15 tuổi là người chưa thành niên. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này là cha, mẹ của người dưới 15 tuổi (Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015).
Bên cạnh đó, tại Khoản 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên như sau:
“Điều 143. Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”
Năng lực pháp luật lao động của người lao động là khả năng người đó có quyền làm việc, quyền được trả công và có thể thực hiện những nghĩa vụ lao động, năng lực pháp luật lao động chỉ xuất hiện trên cơ sở quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào Danh mục công việc nhẹ người dưới 15 tuổi làm việc ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH, người dưới 15 tuổi sẽ được làm những công việc sau:
Trường hợp người dưới 13 tuổi:
- Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước);
- Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.
Trường hợp người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
- Các công việc người dưới 13 tuổi được làm việc;
- Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế;
- Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he;
Theo Bộ Luật Lao động thì việc được sử dụng lao động dưới 15 tuổi, loại quan hệ pháp luật này chỉ được thực hiện khi có người đại diện pháp luật của người đó.
- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình;
- Nuôi tằm;
- Gói kẹo dừa.
Vì vậy, trong trường hợp bạn đã đủ 14 tuổi thì bạn sẽ được làm việc tại công ty nếu đáp ứng được hai điều kiện sau:
- HĐLĐ cần phải có chữ ký của cha, mẹ;
- Công việc mà bạn làm phải thuộc một trong các công việc được nêu bên trên trong trường hợp người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm việc.
Nguồn: Sưu tầm