Di chúc có hiệu lực khi nào? Và thời gian hiệu lực của di chúc là bao lâu?

Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện pháp lý nào ? Di chúc bằng miệng có hiệu lực pháp luật hay không ? Lập di chúc mới thì di chúc cũ còn hiệu lực hay không ? ... và một số vấn đề liên quan đến hiệu lực của di chúc sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Điều kiện di chúc có hiệu lực?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Di chúc là một giao dịch dân sự mang tính chất đặc biệt, giao dịch dân sự này chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập do người lập di chúc chết.

Xét theo quy định của pháp luật, thì một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Thứ nhất: Điều kiện về năng lực chủ thể

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh cá nhân có khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ có thể lập di chúc thể hiện ý chí của mình khi cá nhân đó có thể định đoạt được tài sản của mình. Vì vậy, pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải đạt đến một độ tuổi nhất định đồng thời phải đủ khả năng nhận thức về việc định đoạt tài sản của mình.

Vì thế mà pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi dến cưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng pahri được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

- Thứ hai: Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của họ sau khi chết.

Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ ra bên ngoài, sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối.

Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần. Lừa dối người lập di chúc có thể được thực hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người khác,...

- Thứ ba: Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế...

Bản thân di chúc thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống, pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quyền địn đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật.

Ý chí tự định đoạt của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội. Nếu di chúc có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì có thể bị coi là vô hiệu.

- Thứ tư: Điều kiện về hình thức

Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 627 BLDS thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản và có công chứng/chứng thực. Tùy theo trường hợp mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục về mặt hình thức và khi không đáp ứng những điều kiện về mặt hình thức đó thì di chúc bị coi là vô hiệu.

Di chúc

Di chúc trong một số trường hợp không đáp ứng về mặt hình thức thì bị coi là vô hiệu

2. Những điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật ?

Thưa luật sư, bố mình có nhiều con. trước khi mất ông có viết di chúc để lại mảnh đất cho minh. Di chúc viết bằng tay nhưng không có người làm chứng và không dược công chứng. Mình xin hỏi di chúc có hợp pháp hay không? nếu hợp pháp thì mình cần làm những thủ tục gì để đăng ký lại sổ đỏ ?

Mình xin cảm ơn!

Luật sư phân tích:

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

...

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

.....

Như vậy, theo quy định của pháp luật, di chúc bằng văn bản do chính tay bố của bạn viết thì không nhất thiết phải có người làm chứng hay được công chứng, nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện tại thời điểm bố bạn lập di chúc thì tinh thần của ông hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt.

Bạn đến tổ chức công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản, sau khi có văn bản khai nhận di sản thì bạn đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.

Trân trọng .

3. Khi lập di chúc mới thì di chúc cũ còn hiệu lực hay không ?

Tôi có 1 người bác ruột khi còn sống bác có lập 1 bản di chúc có công chứng về việc để lại nhà đất cho anh con trai trưởng, nhưng sau vài năm bác lập lại di chúc khác để lại nhà đất cho con trai thứ. Vậy xin hỏi luật sư bản di chúc nào có giá trị pháp lý ?

Cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Di chúc chứng thực

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Người bác ruột khi còn sống bác có lập 1 bản di chúc có công chứng về việc để lại nhà đất cho anh con trai trưởng, nhưng sau vài năm bác lập lại di chúc khác để lại nhà đất cho con trai thứ. Nếu việc lập di chúc khi người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật và di chúc được chứng thực tại UBND xã phường thì di chúc có hiệu lực.

Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Căn cứ theo quy định trên thì người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Trường hợp bác của bạn lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Và đối với di chúc sau đó, nếu di chúc đó cũng đã được chứng thực hợp pháp theo quy định pháp luật, thì nso hoàn toàn có giá trị pháp lý và di chúc cũ không còn hiệu lực.

Nhưng trường hợp bác của bạn chưa đem di chúc đó đi chứng thực, thì di chúc sau hoàn toàn không có hiệu lực pháp lý.

4. Di chúc bằng miệng có hiệu lực pháp luật hay không?

Thưa luật sư, xin Luật sư có thể tư vấn cho em một vấn đề này không ạ? Chả là thế này cách đây hai năm trước khi mẹ chồng em mất có chia cho 3 anh em mỗi người một lô đất nhưng chỉ nói bằng mồm không có làm di chúc nay chồng tôi cũng mất ,nhưng các chú các cô tôi muốn tranh giành phần đất mà chồng tôi được chia,để cho anh cả vậy giờ tôi phải làm gì ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

"Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."

Như vậy, di chúc mà mẹ bạn để lại không hợp pháp do đến thời điểm hiện nay, di chúc vẫn chưa được lập thành văn bản hay công chứng/chứng thực. Do đó, những người thừa kế thuộc hàng thừa kế theo pháp luật vẫn có quyền khởi kiện đòi phân chia tài sản.

Để giải quyết vấn đề, mọi người có thể thỏa thuận phân chia với nhau trước khi khởi kiện ra Tòa án.

5. Thời điểm có hiệu lực của di chúc?

Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau: Mẹ đẻ tôi đứng tên một thửa đất của ông bà ngoại cho cả 2 vợ chồng khi đó trong sổ hộ khẩu gđ mẹ đẻ tôi chỉ có 2 bố mẹ tôi. Cuối năm 2014, Bố mẹ tôi có viết một di chúc chung với nội dung bố mẹ tôi đã thống nhất chuyển toàn quyền sở hữu cho tôi ở thửa đất ấy.

Bố mẹ tôi đã kí và ghi rõ họ tên và có 2 người không liên quan tới mảnh đất ấy làm chứng, họ kí và ghi xác nhận vào di chúc là ông, bà...đã kí xác nhận trước mặt chúng tôi..... Vì mẹ tôi yếu tay nên bố tôi ghi di chúc chung ấy và đọc lại cho mẹ tôi và những người làm chứng nghe rồi mẹ tôi và những người làm chứng đều kí tên ở dưới. Không may đầu năm 2016, mẹ tôi qua đời .
Vậy tôi xin hỏi di chúc ấy có hợp pháp không? Muốn chuyển tên sổ đỏ thì tôi làm thế nào ?

Mong hồi âm!

Thừa kế - Chia tài sản khi không có di chúc.

Các vấn đề thừa kế, chia tài sản khi không có di chúc hiệu lực và hợp pháp

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, đất ông bà ngoại cho cả bố và mẹ bạn nên dù trên GCN QSDĐ chỉ có tên mẹ bạn nhưng bố bạn vẫn là người đồng sở hữu mảnh đất đó.

Quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

Theo đó, di chúc mà cha, mẹ bạn để lại sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bố bạn qua đời- tức là thời điểm người sau cùng chết.

Điều kiện có hiệu lực: thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc và các điều kiện của người làm chứng, quy định tại , bao gồm những người không thuộc những trường hợp sau:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, di chúc chung của bố mẹ bạn được lập thành văn bản, có người làm chứng hợp lệ theo quy định của Pháp luật dân sự nên sẽ có hiệu lực pháp luật khi bố bạn qua đời. Hiện tại, bố bạn vẫn còn sống nên di chúc trên chưa có hiệu lực, nên không thể dựa vào bản di chúc này để sang tên cho bạn trên GCN QSDĐ được.

Sau khi di chúc có hiệu lực, muốn sang tên, bạn có thể tiến hành theo thủ tục sau:

1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Bạn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng ký tên vào Văn bản thỏa thuận có nội dung tặng cho quyền nhận di sản cho bạn. Cụ thể:

- Bạn sẽ tới phòng công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/chuyên viên thụ lý hồ sơ

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng

- Hồ sơ công chứng gồm các thủ tục sau:

+ Đối với người yêu cầu công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản bao gồm các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
  • Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản;
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao giấy tờ liên quan đến việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản. (Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy nhưng có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính không phải chứng thực nhưng khi nộp bản sao người yêu cầu công chứng phải nộp bản chính để đối chiếu).

+ Di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình: (theo khoản 2 Điều 49 Luật Công chứng)

1. Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

2. Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình:

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

2. Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở:

Sau khi bạn đã làm thủ tục tục khai nhận di sản thừa kế thì bạn có thể làm thủ tục sang tên mảnh đất theo quy định của pháp luật. Cụ thể thủ tục sang tên:

* Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

* Hồ sơ gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử …).

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng.

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Già lú lẫn có được lập di chúc?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Câu hỏi: Di chúc hợp pháp khi nào?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Câu hỏi: Chưa đủ 18 tuổi có được lập di chúc?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Nguồn: Sưu tầm.