Lao động bị mất việc, giảm giờ làm và những thủ tục hỗ trợ cần biết

Người lao động khi bị cho thôi việc, giảm giờ làm,... đều sẽ được nhận những hỗ trợ tương ứng. Tuy nhiên, người lao động cũng cần phải nắm rõ các quy định cũng như thủ tục cần thiết để thực hiện tốt và đảm bảo được quyền lợi cho mình. Thông qua bài viết sau đây, Luật Khôi Luân luật sư tại Cần Thơ hướng dẫn đến bạn đọc các thủ tục cần thiết khi lao động bị mất việc, giảm giờ làm.

Người lao động nhận tiền hỗ trợ thông qua doanh nghiệp như thế nào?

Người lao động nhận tiền hỗ trợ thông qua doanh nghiệp như thế nào? 

1. Thủ tục để lao động ngừng việc, bị giảm giờ làm nhận tiền hỗ trợ

Người thực hiện thủ tục: Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở).

Người lao động thuộc nhóm đối tượng này không cần nộp hồ sơ hay thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác. Tiền hỗ trợ sẽ được trả về tài khoản cá nhân hoặc được doanh nghiệp trả trực tiếp bằng tiền mặt.

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động ngừng việc, bị giảm giờ làm được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Công đoàn cơ sở chủ động lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp để gửi công đoàn cấp trên trực tiếp.

Trước ngày 15 hằng tháng, công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp tổng hợp danh sách đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ và gửi hồ sơ cho công đoàn cấp trên trực tiếp.

Hồ sơ bao gồm:

1. Danh sách đoàn viên, lao động bị giảm giờ làm việc, ngừng việc có xác nhận của công đoàn cơ sở và doanh nghiệp (Mẫu số 01).

2. Bản sao văn bản, phương án, quyết định sắp xếp lại giờ làm việc, giảm giờ làm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

3. Giấy tờ chứng minh người lao động không là đoàn viên nhưng thuộc đối tượng ưu tiên (nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi): Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định, trình Công đoàn cấp tỉnh

Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của công đoàn cơ sở.

Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo công tác chi trả.

Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Bước 4: Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp tỉnh phối hợp với doanh nghiệp chi  trả tiền  hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.

Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ.

Hình thức chi trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Bước 5: Công đoàn cơ sở gửi danh sách ký nhận hỗ trợ hoặc chứng từ chứng minh đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp.

Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.

2. Thủ tục để lao động mất việc nhận tiền hỗ trợ

Người thực hiện thủ tục: Người lao động bị mất việc có nhu cầu hưởng trợ cấp.

Thủ tục để người lao động mất việc nhận tiền hỗ trợ được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Người lao động gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

Nơi nhận: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, tùy vào nhóm đối tượng cụ thể mà thủ tục nhận tiền hỗ trợ sẽ là khác nhau.

Căn cứ Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, tùy vào nhóm đối tượng cụ thể mà thủ tục nhận tiền hỗ trợ sẽ là khác nhau.

Hồ sơ phải nộp bao gồm:

1. Đơn đề nghị hỗ trợ của đoàn viên, người lao động (Mẫu số 05)

2. Bản sao hợp đồng đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc hoặc quyết định thôi việc hoặc thông báo/thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

3. Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc xác nhận của cơ quan BHXH về việc tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.

4. Bản saovăn bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm dẫn đến chấm dứt hợp đồng (nếu có).

5. Giấy tờ chứng minh người lao động không là đoàn viên nhưng thuộc đối tượng ưu tiên (nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi): Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Công đoàn tiếp nhận hồ sơ gửi tới Công đoàn cấp tỉnh nơi đoàn viên, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của người lao động.

Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết và phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ rồi chỉ đạo chi trả kinh phí hỗ trợ.

Thời hạn phê duyệt: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thời hạn chi trả tiền: 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt.

Bước 4: Công đoàn cấp tỉnh lập danh sách ký nhận hỗ trợ hoặc tập hợp chứng từ chứng minh đã chuyển tiền hỗ trợ và lưu theo quy định.

Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành chi trả hỗ trợ.

nguồn: luatvietnam.vn