Lưu ý những rủi ro có thể gặp khi giao kết hợp đồng điện tử

Trong việc giao kết hợp đồng, dù là hợp động trực tiếp hay online, thì việc xảy ra rủi ro là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng với thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ số như hiện nay, ngày càng nhiều người sử dụng giao kết hợp đồng bằng hình thức online để thuận tiện cũng như nhanh chóng về mặt hình thức, thì việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là một điều vô cùng hữu ích. Vì thế, bài viết sau đây Luật Khôi Luân công ty luật ở Cần Thơ xin gửi đến bạn bài viết sưu tầm về những lưu ý về các rủi ro có thể gặp phải khi giao kết hợp đồng điện tử.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.

Hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Một số đặc điểm của hợp đồng điện tử khiến chúng khác biệt so với hợp đồng thông thường là:

- Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử

Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng là hình thức thể hiện. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

- Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong giao kết hợp đồng

Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường là bên bán và bên mua còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử - đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

- Phạm vi áp dụng có phần bị hạn chế

Theo quy định tại Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì các giao dịch điện tử được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Các quy định của giao dịch điện tử không áp dụng đối với việc: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Tính phi biên giới

Do hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, cho nên nó không yêu cầu hai bên trong hợp đồng phải gặp mặt nhau để ký kết, mà dù ở bất cứ đâu hay ở khoảng thời gian nào thì hai bên cũng có thể chủ động ký kết hợp đồng. 

Hợp đồng điện tử có rất nhiều ưu điểm so với hợp đồng giấy thông thường, chủ yếu dựa trên sự tiện lợi của loại hợp đồng này.

Hợp đồng điện tử có rất nhiều ưu điểm so với hợp đồng giấy thông thường, chủ yếu dựa trên sự tiện lợi của loại hợp đồng này.

- Tính vô hình, phi vật chất

Môi trường điện tử là môi trường số hóa, môi trường ảo, vì vậy, các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, nghĩa là hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng minh, được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử không thể cầm nắm hay cảm nhận được. 

- Tính hiện đại, chính xác

Tính hiện đại của hợp đồng thể hiện ở chỗ, hợp đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời đại hiện nay. Việc sử dụng các công nghệ này đem lại độ chính xác cao cho các giao dịch. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hợp đồng điện tử sẽ là xu hướng mới và sẽ dần thay thế cho phương thức hợp đồng giấy truyền thống.

Những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại

1. Rủi ro về tư cách chủ thể tham gia giao dịch

Đối tác không có năng lực hành vi dân sự thực hiện hợp đồng;

Đối tác không có tư cách pháp nhân;

Người đại diện của đối tác không có thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng;

Người ký hợp đồng vượt quá phạm vi được ủy quyền;

Chủ thể không có tư cách, đủ điều kiện thực hiện đối tượng của hợp đồng

2. Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng

Một số rui ro về mặt hình thức của hợp đồng thường gặp:

Hai bên xác lập hợp đồng không lập thành văn bản đối với những hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật;

Hợp đồng không được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng có thẩm quyền thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực.

Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua internet một cách nhanh chóng, không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.

Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua internet một cách nhanh chóng, không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. 

3. Rủi ro về nội dung thoả thuận trong hợp đồng

Rủi ro về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, dịch vụ. Một số rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng:

Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không đủ điều kiện để thực hiện (bị hạn chế) hoặc bị pháp luật cấm;

Hàng hóa, dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng không rõ về chủng loại, quy cách, chất lượng, số lượng, đơn vị đo lường (đối với hợp đồng) và không rõ về nội dung, phạm vi công việc, kết quả công việc (đối với  dịch vụ);​

Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán;

Không quy định rõ thời hạn thực hiện hợp đồng/thời hạn kết thúc hợp đồng;

Không quy định rõ khi nào được coi là đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ của hợp đồng để kết thúc hợp đồng;

Bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện hợp đồng

Điều khoản về bảo mật thông tin trong hợp đồng thương mại hiện nay vẫn không được các bên chú trọng, nhiều trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc có nhưng được quy định hết sức chung chung. Chính vì vậy, không ít nhà đầu tư kinh doanh bị thiệt hại nặng nề do thông tin bí mật bị mất, bị rò rỉ ra bên ngoài. Đặc biệt những thông tin liên quan đến sở hữu trí tuệ: Công nghệ, dây truyền sản xuất, sáng chế, thiết kế, ý tưởng, phần mềm, …

Không quy định các nội dung cơ bản của hợp đồng

Đây là dạng rủi ro mà các nhà đầu tư có thể gặp phải do sự thiếu hiểu biết khi soạn thảo hợp đồng dẫn đến việc hợp đồng không bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhưng không ghi giá mua bán; Hợp đồng vận chuyển nhưng không nêu rõ địa điểm lên xuống hàng, thời gian vận chuyển.

4. Vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi giao kết hợp đồng

Hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định từ việc một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.

Vấn đề lừa đảo cũng là rủi ro lớn khiến các doanh nghiệp Việt Nam còn e dè chưa tiếp cận đối với hợp đồng điện tử.

Vấn đề lừa đảo cũng là rủi ro lớn khiến các doanh nghiệp Việt Nam còn e dè chưa tiếp cận đối với hợp đồng điện tử. 

5. Đối tác không có khả năng thanh toán

Nhiều trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, một bên đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa, thực hiện dịch vụ nhưng bên đối tác còn lại không thực hiện thanh toán tiền theo thỏa thuận, từ đó dẫn đến việc vi phạm hợp đồng trong nghĩa vụ thanh toán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ khó đòi xảy ra, một rủi ro pháp lý đáng lo ngại cho cá nhân, doanh nghiệp.

Nguồn: Sưu tầm