Quy định mới về việc sinh con thứ 3 có thể bạn chưa biết.

Hiện nay, vấn đề sinh con thứ 3 vẫn được quan tâm khá nhiều. Năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP của quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ 31/12/2013. Vậy Nghị định 176 về sinh con thứ 3 được quy định như thế nào? Hiện nay có gì đổi mới hay không? Hãy cùng Luật Khôi Luân luật sư Cần Thơ tìm hiểu nhé.

Hiểu rõ các quy định của Pháp luật về dân số để có kế hoạch tốt nhất cho gia đình của bạn

Hiểu rõ các quy định của Pháp luật về dân số để có kế hoạch tốt nhất cho gia đình của bạn

Nghị định 176 về sinh con thứ 3

Nghị định 176/2013 NĐ-CP ( đã hết hiệu lực) quy định xử phạt trong lĩnh vực y tế; thay thế cho Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em (hiện nay đã hết hiệu lực); có quy định về xử phạt thông tin về dân số như sau:

Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Có lời nói, hành động cản trở việc vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

b) Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán lạc hậu nhằm cản trở việc vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tài liệu, vật phẩm có nội dung không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc cải chính thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Theo đó  Nghị định 176//2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ra đời đã đã không đề cập tới việc xử lý việc sinh con thứ 3. Đây là một chính sách mở của pháp luật

Nghị định mới nhất về sinh con thứ 3

Hiện nay Nghị định 112/2020 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính; đã không đề cập gì đến việc xử lý việc sinh con thứ ba nữa. Có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức; viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy; quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.

Nếu là Đảng viên thì ngoài bị kỷ luật về mặt chính quyền thì người này còn bị kỷ luật Đảng. Cụ thể, căn cứ Quy định 102 năm 2017:

– Khiển trách: Sinh con thứ ba trừ trường hợp pháp luật cho phép.

– Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): Tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

– Khai trừ: Gây hậu quả rất nghiêm trọng; hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi dáp ứng đủ các quy định của Luật bảo hiểm xã hội

Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi dáp ứng đủ các quy định của Luật bảo hiểm xã hội

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên; mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên; trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi; thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38; và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo quy định trên, pháp luật về bảo hiểm xã hội không có quy định giới hạn; về số lượng con để được hưởng chế độ thai sản. Mà chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì sẽ đủ điều kiện hưởng thai sản; không phân biệt việc sinh con thứ mấy.

Nguồn: Sưu tầm