Thanh toán chi phí, trả tài sản khi thi hành án dân sự được thực hiện theo thứ tự như thế nào?

Những nguyên tắc cơ bản về việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án được quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự, trong đó có quy định thứ tự ưu tiên thanh toán phụ thuộc vào khoản tiền được thi hành án, thời điểm có bản án, thời điểm ra quyết định cưỡng chế thi hành án, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án, các biện pháp khẩn cấp tạm thời... Vậy để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn về những khoản chi phí phải trả cũng như việc hoàn trả tài sản khi thi hành án dân sự được quy định như thế nào, mời bạn đọc cùng công ty luật Cần Thơ Luật Khôi Luân theo dõi bài viết sau đây.

Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định tiền cấp dưỡng được ưu tiên thanh toán trước

Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định tiền cấp dưỡng được ưu tiên thanh toán trước

1.Thứ tự các khoản tiền được ưu tiên thanh toán khi thi hành án dân sự

Theo quy định của luật thi hành án dân sự thì sau khi áp dụng các biện pháp thi hành án, số tiền thi hành án thu được chấp hành viên phải thanh toán cho người được thi hành án. Việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật thi hành án dân sự và Điều 47 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định của Chính phủ số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020.

Theo khoản 1 Điều 47 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì thứ tự các khoản tiền được ưu tiên thanh toán như sau:

– Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;

– Án phí, lệ phí Tòa án; 

– Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định. 

Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định tiền cấp dưỡng được ưu tiên thanh toán trước, Theo đó trên thực tế chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp khi cơ quan thi hành án tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án thì họ đã yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về việc họ thực hiện cấp dưỡng nuôi con một lần với số tiền lớn hơn rất nhiều giá trị tài sản của họ để trốn tránh nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định đang có hiệu lực.

2. Thứ tự giải quyết thanh toán với nhiều người được thi hành án:

Theo quy đinh của pháp luật tại khoản 2 điều 47 Luật thi hành án dân sự 2014 có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể về trường hợp này như sau:

2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:

a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;

b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;

c) Sau khi thanh toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

3. Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền, tài sản đối với tài sản cầm cố, thế chấp:

 pháp luật quy định về thứ tự trả nợ khi phá sản được ưu tiên đầu tiên sẽ là các chi phí khi doanh nghiệ phá sản và sau đó sẽ tới các khoản nợ lương nhu trên quy định ở điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản

 Pháp luật quy định về thứ tự trả nợ khi phá sản được ưu tiên đầu tiên sẽ là các chi phí khi doanh nghiệp phá sản và sau đó sẽ tới các khoản nợ lương nhu trên quy định ở điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản

Theo quy định của pháp luật thì thứ tự ưu tiên theo quy định khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hay đối với những trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hay bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của pháp luật quy định, điều này có nghĩa là để đảm bảo cho bên nhận cầm cố trong trường hợp này thì pháp luật ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố trước, trường hợp xử lý tài sản cầm cố và thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định của pháp luật đề ra.

Theo quy định trên thì Thứ tự ưu tiên theo quy định khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được ưu tiên cho bên nhận cầm cố thế chấp bởi vì đảm bảo quyền lợi cho họ.

4. Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền, trả tài sản đối với doanh nghiệp phá sản:

Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.  Theo đó, thứ tự trả nợ khi phá sản được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản 2014.

Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản quy định thứ tự phân chia tài sản được thực hiện như sau:

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

Xem thêm: Bảo đảm thi hành án là gì? Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự?

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”

Nguồn: sưu tầm