Tìm hiểu về quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Một trong số những quyền cơ bản trong đó là quyền sở hữu tài sản. Bài viết dưới đây, công ty luật Luật Khôi Luân sẽ thông tin thêm đến bạn đọc quy định chi tiết của pháp luật về quyền sở hữu tài sản, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản như thế nào là hợp pháp.

Mỗi cá nhân và tổ chức, cơ quan… đều có những tài sản riêng, thuộc quyền sở hữu của họ, trong đó họ có các quyền chiếm hữu, sử  dụng và định đoạt đối với tài sản đó.

Mỗi cá nhân và tổ chức, cơ quan… đều có những tài sản riêng, thuộc quyền sở hữu của họ, trong đó họ có các quyền chiếm hữu, sử  dụng và định đoạt đối với tài sản đó. 

1. Quyền sở hữu tài sản là gì ?

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và có nhà nước. Pháp luật về sở hữu và nhà nước có cùng một nguồn gốc và không thể tồn tại tách rời nhau, do đó nó sẽ mất đi khi không còn nhà nước.

Quyền sở hữu là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản; quyền sở hữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Như vậy, những chủ thể nào chỉ có được một hoặc hai quyền trên thì sẽ không được công nhận là chủ sở hữu đối với tài sản mà chỉ là chủ thể có quyền khác đối với tài sản theo như quy định của Điều 159 của Bộ luật dân sự 2015 (Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt)

Các quyền năng thuộc nội hàm của quyền sở hữu có thể chuyển giao đồng thời cho người khác hoặc chủ sở hữu có thế tách từng quyền năng trên để chuyển giao cho chủ thể khác nhưng chỉ là chuyển giao có thời hạn. Như vậy những người có quyền khác đối với tài sản có phạm vi quyền và thời hạn quyền chỉ có tính tương đối.

Theo pháp luật của các quốc gia khác thì quyền sở hữu chỉ bao gồm hai quyền năng cụ thể là quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản chứ không bao gồm quyền chiếm hữu. Vì việc chiếm hữu tài sản được pháp luật của các nước này quy định như một tình trạng thực tế đối với tài sản.

2. Quyền chiếm hữu là gì?

Quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể được nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lý của quyền sở hữu.

Quyền chiếm hữu chỉ chấm dứt khi quyền sở hữu chấm dứt. Do đó, Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi:

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.

- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.

- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

- Tài sản bị trưng mua.

- Tài sản bị tịch thu.

- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, quyền định đoạt tại Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định như sau: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Theo đó, quyền định đoạt tại Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định như sau: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Trường hợp khác do luật quy định.
Ví dụ: Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như bán, trao đổi, tặng cho,....hoặc tài sản bị tiêu hủy hoặc bị nhà nước tịch thu.

Điều 242 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

"Điều 242. Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy

Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt".

Điều 244 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vấn đề Tài sản bị tịch thu.

"Điều 244. Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật".

Khi tài sản bị tiêu hủy hoặc tiêu dùng thì tài sản không cò, đối tượng của quyền chiếm hữu không còn.

Nếu tài sản bị nhà nước tịch thu thì nhà nước sẽ là chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản, chủ sở hữu chấm dứt quyền sở hữu.

3. Quyền sử dụng tài sản và thực hiện quyền sử dụng

Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc chung là “việc khai thác những giá trị sử dụng của tài sân nhằm để thoả mãn những nhu cầu vê sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bàn thân mình”.

Thực hiện quyền sử dụng còn là việc dựa vào tính năng của vật mà con người khai thác lợi ích vật chất của chúng để thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, việc khai thác lợi ích vật chất của tài sản còn bao gồm cả việc thu nhận những kết quả của tài sản do tự nhiên mang lại như hưởng trứng do gia cầm đẻ ra, hoa quả trên cây, gia súc nhỏ do mẹ chúng sinh ra…
Như vậy, việc sử dụng một tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo ý chí tùy nghi của mình. Thông thường, chủ sờ hữu trực tiếp sử dụng tài sản của mình nhưng có thể được chuyển giao cho người khác trên cơ sở một hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu.

Trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.

Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chù sở hữu (hoặc người chiếm hữu hợp pháp được phép sử dụng các tài sản của mình nhằm đạp ứng các nhu cầu sinh hưởng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích của người khác, không được trái với dạo đức chung của xã hội.

Pháp luật hiện hành, mà cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cho cho chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

Pháp luật hiện hành, mà cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cho cho chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

4. Thế nào là quyền định đoạt tài sản?

Tại Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2015:

"Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản."

Xét dưới góc độ pháp lý thì quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất của chủ sở hữu đối với tài sản. Quyền định đoạt được định nghĩa theo hai khía cạnh:

- Định đoạt số phận thực tế của tài sản: Tức là dùng các hành vi tác động đến tài sản khiến cho chúng không còn tồn tại trên thực tế. Ví dụ Chủ sở hữu tiêu dùng hết các tài sản có tính tiêu hao như: ăn uống các đồ lương thực, thực phẩm; dùng hết các đồ mỹ phẩm, dược phẩm... Hoặc chủ sở hữu có thể tiêu hủy tài sản khiến chúng biến mất như đốt tài sản, chặt phá chúng khiến cho tài sản không thể sử dụng được theo đúng tính năng, công dụng của mình;

- Định đoạt số phận pháp lý của tài sản thông qua hai hình thức: chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác bằng việc xác lập các hợp đồng như bán, tặng cho, trao đổi tài sản cho người khác. Đây là những hợp đồng mà chuyển giao đồng thời cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt cho người khác một cách vĩnh viễn; Theo Quy định tại Điều 238 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao."

Nguồn: Sưu tầm