Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 03/2023

Một số chính sách về nhân sự, tiêu chuẩn đối với một số ngành nghề, sự thay đổi về yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ tin học là các nội dung chính trong những chính sách mới bắt đầu có hiệu lực vào tháng 03/2023. Để đảm bảo cũng như cải thiện những điểm mới trong nhiều chính sách đã cũ, cũng như thúc đẩy quá trình phát triển ngày càng nâng cao của xã hội và con người, những chính sách mới, những thay đổi tích cực luôn là điều được chú trọng quan tâm. Mời bạn đọc hãy cùng với văn phòng luật sư Cần Thơ Luật Khôi Luân xem qua những chính sách nổi bật trong bài viết sau đây nhé.

Từ tháng 3/2023, một số chính sách mới về nhân sự và việc làm có hiệu lực.

Từ tháng 3/2023, một số chính sách mới về nhân sự và việc làm có hiệu lực.

10 Thông tư về tiêu chuẩn, xếp lương viên chức ngành GTVT

Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành hàng loạt Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức ngành Giao thông vận tải có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.

Cụ thể, các văn bản quy định về tiêu chuẩn xếp lương viên chức ngành Giao thông vận tải gồm:
 
(1) Thông tư 47/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật bến phà;
 
(2) Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;
 
(3) Thông tư 45/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm;
 
(4) Thông tư 44/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 11/2020/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng không;
 
(5) Thông tư 43/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường thủy;
 
(6) Thông tư 41/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án hàng hải;
 
(7) Thông tư 40/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải;

(8) Thông tư 39/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa;
 
(9) Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải;
 
(10) Thông tư 36/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải trong đơn vị sự nghiệp công lập.
 
10 Thông tư nêu trên có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.

Thay đổi điều kiện hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật trong điều kiện có nguy hiểm

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Theo đó, người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:

- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
 
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
 
+ Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
 
+ Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động). (Nội dung mới bổ sung)

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn đối với chấp hành viên trong quân đội

Thông tư số 10/2023/TT-BQP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2018/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/3/2023.

Theo quy định cũ tại Thông tư số 19/2018/TT-BQP, chấp hành viên sơ cấp phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên sơ cấp.

Chấp hành viên trung cấp phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên trung cấp.

Chấp hành viên cao cấp là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu; có trình độ cao cấp lý luận chính trị; có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên cao cấp.

Không còn các tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học

Theo quy định mới tại Thông tư số 10/2023/TT-BQP, các tiêu chuẩn đối với chấp hành viên đã được rút gọn, không còn các tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học.

Cụ thể chấp hành viên sơ cấp phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Chấp hành viên trung cấp phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Chấp hành viên cao cấp phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này; có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử từ ngày 1/3/2023. Ảnh minh họa

Cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử từ ngày 1/3/2023. Ảnh minh họa

Triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, từ 1/3/2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Cục Xuất nhập cảnh cho biết, Hộ chiếu gắn chíp điện tử là điều kiện tiên quyết và là cơ sở để tự động hóa công tác kiểm soát cửa khẩu, tạo thuận lợi cho việc đi lại, xuất nhập cảnh giữa các nước. Người được cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử sẽ được phía nước ngoài ưu tiên khi xét duyệt cấp thị thực nhập cảnh. Hiện nay, trên thế giới có trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng hộ chiếu điện tử. Hộ chiếu gắn chíp điện tử có tính bảo mật thông tin cao, vì được lưu trữ trong con chíp, rất khó sao chép thông tin.

Việc phát hành hộ chiếu điện tử không những tạo điều kiện cho người dân trong hoạt động xuất, nhập cảnh, mà còn phù hợp với Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao vị thế của hộ chiếu Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử và hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử được sử dụng song hành. Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền được lựa chọn cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử hoặc cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử. Công dân Việt Nam đã được cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử sẽ được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn của hộ chiếu, không bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

nguồn: sưu tầm