Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội - vấn nạn nhức nhối của thời kỳ công nghệ số

Ngoài những vấn nạn luôn được lên tiếng cảnh báo và nhắc nhở ý thức của công dân về việc tự bảo vệ mình trước tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường, thì bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội từ lâu cũng đã trở thành một vấn đề nhức nhối, khi việc ứng xử trên không gian mạng luôn được cảnh báo ở mức rủi ro cao với những tranh cãi bằng ngôn từ thiếu văn hoá, sẵn sàng gây tổn thương và xâm hại tinh thần của những nạn nhân bất đắc dĩ. Việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hoá trên mạng xã hội của một bộ phận lớn người dùng hiện nay là một hành động đáng báo động vì việc sử dụng mạng xã hội hiện và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thường ngày của mọi người. Thông qua bài viết sau đây, công ty luật ở Cần Thơ Luật Khôi Luân muốn gửi đến bạn đọc những giải pháp sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và chọn lọc thông tin để tự bảo vệ mình trước tình trạng đáng báo động này nhé.

Thường xuyên sử dụng facebook và instagram không phải lúc nào cũng vui vẻ và là một trò chơi. Nghiên cứu gợi ý rằng, sử dụng mạng xã hội quá thường xuyên có thể khiến chúng ta đố kị và có những kỳ vọng không thực tế.

Thường xuyên sử dụng facebook và instagram không phải lúc nào cũng vui vẻ và là một trò chơi. Nghiên cứu gợi ý rằng, sử dụng mạng xã hội quá thường xuyên có thể khiến chúng ta đố kị và có những kỳ vọng không thực tế.

Đằng sau bàn phím - bạo lực ngôn từ được thể hiện một cách tự do trên mạng xã hội

Trong xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế và công nghệ thông tin thì mạng xã hội đã trở thành thứ yếu trong cuộc sống. Chính vì sự tiện lợi cũng như phổ biến của nó mà mọi người đã “tự do ngôn luận” một cách quá đà, không sử dụng mạng xã hội sao cho thật văn mạnh, “sạch sẽ” nên đã làm cho mạng xã hội bị vấy bẩn bởi những ngôn từ, phát ngôn, bình luận thiếu văn hóa. Việc bạo lực ngôn từ xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, TikTok, Instagram, Zalo… và hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật. Ở đó, những người trẻ - người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thường là tâm điểm của những tranh cãi này.

Nhiều người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên mạng xã hội để dèm pha, để bình phán một cách hết sức tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực về mạng xã hội rất lớn. Cách mạng 4.0 mang đến những đám mây công nghệ nhưng cũng đem đến những “đám đông ảo” trên mạng xã hội. Đó là những người được tập họp rất nhanh rồi tan biến cũng rất nhanh.

Đằng sau màn hình, cảm giác "an toàn tạm thời" làm cho người dùng tự cho mình cảm giác quyền lực khi bình phẩm, đánh giá một ai đó hay một vấn đề

Đằng sau màn hình, cảm giác "an toàn tạm thời" làm cho người dùng tự cho mình cảm giác quyền lực khi bình phẩm, đánh giá một ai đó hay một vấn đề

Khi một đám đông được hình thành thì chắc chắn phải có cùng mục đích chung như: Vì hiếu kỳ, vì muốn biết sự thật, vì muốn bảo vệ một quan điểm hay đấu tranh về một sự việc nào đó. Với những đám đông ảo trên mạng xã hội thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất.

Mặc dù có thể những người share, những người bình luận về đối tượng đó không hiểu hoặc không biết nhưng vẫn “a dua” theo và đưa ra những ý kiến chủ quan của mình vô tình đã gây ra tổn thương, áp lực đối với những cá nhân đó. Điều đó đang gián tiếp khiến những cá nhân bị chỉ trích rơi vào trạng thái tâm lý: Stress, trầm cảm, ám thị, tự tử… ngày càng nhiều hơn khi sức ảnh hưởng của mạng xã hội vô cùng lớn.

Cách mạng 4.0 và cách biệt thế hệ làm nên sự tương phản về tâm lý ứng xử

Ngoài ra, sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các thế hệ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn ra xung đột. Những người trẻ thường có xu hướng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ “thoáng”, ngôn ngữ của chính họ. Và khi va chạm với nhóm lớn tuổi hơn thì lối diễn đạt đó có thể bị quy chụp là vô lễ, thiếu tôn trọng và bắt đầu nảy sinh năng lượng tiêu cực, định kiến về nhau. Trong khi thực tế, khởi đầu nhóm trẻ hoàn toàn không có ý xúc phạm nhóm lớn tuổi. Nếu chú ý, mọi người sẽ thấy câu chuyện này vẫn diễn ra thường ngày trong từng gia đình và mạng xã hội cũng không tránh khỏi.

Như vậy trong một không gian lớn hơn, khi những cuộc tranh luận trên bình diện rộng hơn, không quan tâm đến người tham gia là ai, lớn nhỏ thế nào, với những cách diễn đạt, khuôn mẫu văn hóa ứng xử riêng biệt thì tình thế dễ dàng bị đảo lộn. Với nhóm này, việc nói chuyện như vậy là bình thường, với một nhóm khác, đó hoàn toàn có thể là xúc phạm. Khi bị cảm xúc chi phối, người ta không thể nói chuyện bình thường được nữa.

Những sự xung đột và không nhất quán về cách ứng xử, dùng từ,... cũng là một khía cạnh tạo nên những tranh cãi không đáng có trên mạng xã hội

Những sự xung đột và không nhất quán về cách ứng xử, dùng từ,... cũng là một khía cạnh tạo nên những tranh cãi không đáng có trên mạng xã hội

Một khía cạnh khác của vấn đề là việc khi giao tiếp trên mạng, thông qua các cách thức như viết status, comment, chat… cách hiểu của người tham gia hoàn toàn bị chi phối từ chính cảm xúc, tâm lý, định kiến, ẩn ức của họ. Cùng một dòng thông tin nhưng mỗi người đều hoàn toàn có thể diễn đạt ý nghĩa của nó theo những sắc thái hoàn toàn khác nhau, tùy vào cảm xúc và trải nghiệm riêng cá nhân của họ trong thời điểm đó. Một câu hỏi tranh luận hoàn toàn có thể được cảm nhận thành một câu “hỏi đểu”, “đá xéo”, mỉa mai hay bắt bí nhau và bị phản ứng lại. Cứ thế những xung lực xấu hình thành và nhanh chóng leo thang.

Hãy là một người sử dụng mạng xã hội một cách thông minh - an toàn - hiệu quả

Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. 

Lợi ích là thế, song không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “Một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “cuộc sống ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian mà sao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”. 

5 cách để sử dụng mạng xã hội tốt hơn cho bạn

Hãy kiểm tra lại bản thân và tự hỏi về cách bạn đang cảm thấy thế nào khi nhìn vào bảng tin, dòng thời gian, những còm của mọi người... Nếu có sự đố kị, lo lắng hoặc tự ti, có thể bạn cần phải nghĩ lại về tác dụng của mạng xã hội.

Hãy tham khảo những cách dưới đây để sử dụng mạng xã hội thông minh hơn.

Tạo một khoảng thời gian thoát khỏi mạng xã hội

Nếu việc thực hiện đột ngột làm bạn sợ hãi, hãy bắt đầu từng chút một và tăng dần thời gian đó lên. Tắt thông báo. Đặt hẹn giờ và tắt phần mềm khi bạn chạm đến giới hạn của mình. Đừng đăng nhập vào khi bạn đang cảm thấy có thể bị tổn thương.

Kiểm tra bộ lọc của bạn

Đôi khi, khi chúng ra nhìn vào các tài khoản mạng xã hội, chúng ta vẽ ra những sự so sánh. Chúng ra nhìn thấy những sự tích cực trong bài đăng của một số người và so sánh chúng với những điều tiêu cực trong cuộc sống của chúng ta. Tâm trí chúng ta lọc bỏ những điều tốt đẹp của bản thân và chỉ tập trung vào những gì khiến chúng ta tức giận. Hãy trân trọng những thành công của bạn và tập trung vào những gì bạn đã hoàn thành.

Tự tạo cho mình những thói quen lành mạnh và lối sống khoa học sẽ giúp bạn không bị lệ thuộc hoàn toàn vào việc chỉ sử dụng mạng xã hội làm thú vui giải trí

Tự tạo cho mình những thói quen lành mạnh và lối sống khoa học sẽ giúp bạn không bị lệ thuộc hoàn toàn vào việc chỉ sử dụng mạng xã hội làm thú vui giải trí

Theo dõi những tài khoản truyền cảm hứng

Hãy tìm kiếm những người có ảnh hưởng thúc đẩy bản thân một cách tích cực. Có hàng trăm tài khoản bạn có thể tìm thấy trên mạng! Hãy theo dõi những tài khoản giúp bạn tập trung vào cách làm thế nào để đạt được thành công trong sự nghiệp hoặc xây dựng tình bạn tốt hơn. Hãy xây dựng hình ảnh tích cực của bản thân thông qua giá trị của trí tuệ.

Sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm những nhóm cho bản thân

Các mối quan hệ tốt đẹp rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội để tìm những người chia sẻ sở thích của bạn và kết nối trong đời sống thực. Tham gia vào những điều bạn quan tâm thông qua các sự kiện trên facebook.

Đăng những điều tích cực

Trước khi bạn đăng bài, hãy tự hỏi bản thân: Nó có đúng không? Nó có quan trọng không? Nó có tốt không? Giá trị gì mà những người khác sẽ nhận được từ những bài đăng trên mạng xã hội của bạn? Hãy đăng những điều tốt đẹp lên đó và những điều tốt đẹp sẽ quay lại với bạn.

Vì thế, việc biết cách tự cân bằng và tự điều chỉnh cũng như có những giải pháp sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, thông minh và hợp lý không chỉ mang lại những lợi ích thiết thực cho cá nhân và cộng đồng mà còn tự bảo vệ chính mình trước những thông tin nhiễu loạn và tiêu cực, để sống đẹp sống khoẻ và sống hiện đại hơn.

Nguồn: sưu tầm